Thạch tín là nguyên tố kim loại không màu, không mùi và hình thành tự nhiên trong vỏ trái đất, nó có mặt ở khắp nơi trong đất, nước và không khí, đặc biệt nguy hiểm khi nó tích tụ nhiều trong nước ngầm và nước mặt. Theo khảo sát của Viện Vệ Sinh Y tế Công cộng, ở đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương có tỷ lệ ô nhiễm cao tập trung 4 tỉnh: An Giang là 20,18 lần, Đồng Tháp 12,47 lần, Long An 8,61 lần và Kiên Giang là 3,79 lần. Ở vùng đồng bằng sông Hồng những địa phương có tỷ lệ nhiễm thạch tín trong nước cao nhất là Hà Nam, Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ…
Từ những tác hại của thạch tín đối với sức khoẻ con người qua nguồn nước sinh hoạt, nhóm đã tiến hành nghiên cứu chế tạo và đánh giá khả năng làm sạch, hấp thụ asen trong nước bằng cách dùng than trấu tẩm sắt và mangan ở các mức tỷ lệ 1%, 5%, 10%, 15%, 20% , đem nung ở nhiệt độ 400oC trong thời gian 4 giờ. Sau đó đem nhúng vào mẫu nước có chứa As3+ và As5+, rồi khuấy đều trong 0,5 giờ, sau đó đưa đi lọc.
Kết quả cho thấy, dùng than trấu tẩm sắt ở mức tỷ lệ 10% cho hiệu quả hấp thụ As3+ có trong nước tốt nhất được 0,762mg As3+/g và 1,072mg As5+/g. Mặt khác, qua nghiên cứu đã điều chế được than trấu có dạng hình que, dạng bột và điều chế thành công các vật liệu than trấu tẩm sắt và thanh trấu tẩm mangan với hàm lượng từ 1 – 20% .
Hiện nay, việc lọc thạch tín (asen) được thực hiện bằng màng RO có chi phí khá cao, trong khi đó chất lọc này có giá chỉ khoảng 3.500đ/1kg.