• Trang chủ
  • Tin tức
  • Công Nghệ
    • Công nghệ hấp phụ chọn lọc
    • Công nghệ xử lý Amoni và các chất hữu cơ
    • Công nghệ diệt khuẩn bằng Nano bạc
  • Hướng dẫn lắp đặt
  • Thư viện ảnh
  • Chứng nhận

may loc nuoc nano, máy lọc nước nano, may loc nuoc nano sky

may loc nuoc nano

You are here: Home / Thông tin nước và sức khỏe / Những bệnh có thể mắc phải khi sử dụng nước sinh hoạt nhiễm bẩn

Những bệnh có thể mắc phải khi sử dụng nước sinh hoạt nhiễm bẩn

June 21, 2012 by May loc nuoc nano
Ở Việt Nam chỉ thống kê từ năm 1997 đến năm 2000 đã có 1364 vụ ngộ độc thực phẩm với 24.514 người mắc và 207 người chết, chỉ tính riêng 5 bệnh (Tả, Thương hàn, Lỵ trực trùng, Lỵ amib và Tiêu chảy) đã có 3.540.719 người mắc và 205 người chết (Bộ Y Tế).

Nhữnh bệnh thường mắc phải do nguồn nước trong 3 trường hợp trực tiếp và gián tiếp sau đây:

+ Tiếp xúc trực tiếp với nước: Khi tắm rửa, do các hoá chất và vi sinh vật trong nước.

+ Trong nước uống và thức ăn: Do vi sinh vật (số nhiều) & hoá chất trong nước.

+ Ăn những thức ăn bị nước làm ô nhiễm: Nhiễm bẩn khi rửa thức ăn hoặc thực phẩm bị ô nhiễm qua hệ sinh thái do các hoá chất hay các chất phân huỷ của chúng.

Những tác nhân sinh vật học chính truyền qua nước có thể xếp thành 4 loại: virus,vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại sinh vật khác.

Nhiều trẻ em tử vong do ô nhiễm môi trường

I. Virus:

1. Virus nhiễm qua đường tiêu hoá:

Khi nước uống bị nhiễm bẩn virus đường ruột thì 2 bệnh có thể xảy ra thành dịch là viêm dạ dày ruột và viêm gan A

+ Viêm dạ dày ruột nguồn gốc virus thường kéo dài 24-72 giờ kèm theo buồn nôn, nôn mữa, ỉa chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trầm trọng nhất là trẻ nhỏ và người già khi mà sự mất nước và rối loạn cân bằng điện giải có thể xảy ra nhanh chóng và đe doạ tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

+ Bệnh viêm gan A: Virus nhiễm qua đường tiêu hoá rồi thải ra phân và nhiễm vào nước. Viêm gan A xảy ra theo kiểu dịch địa phương và thường bộc phát thành vụ dịch quan trọng.Virus viêm gan A có tính đề kháng cao ở môi trường bên ngoài, nó chịu được nhiệt độ 60oC trong 1 giờ, cần phải có lượng clo 1mg/lít trong 30phút mới làm bất động được virus.

Ngoài ra còn có virus viêm gan E, virus đường ruột, virus Rota....

+ Bệnh sốt bại liệt: có sức đề kháng cao ở môi trường bên ngoài, muốn giết virus cần cho vào nước một liều lượng clo hoạt tính là 0,5mg/l, thời gian tiếp xúc là 1 giờ

2. Virus nhiễm qua đường niêm mạc:

Đó là Adenovirus, đóng vai trò trong bệnh viêm kết mạc. Các virus này được xem là nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc ở các bể bơi công cộng.

 Các vi khuẩn nhiễm qua đường tiêu hoá:

a. Bệnh tả (Cholerae): là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrrio Cholerae) gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng nhiều và nôn nhiều lần, nhanh chóng mất nước-điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được xếp vào loại “tối nguy hiểm”.

Đây là bệnh dịch điển hình của các bệnh truyền nhiễm lây đường tiêu hoá, dịch thường lan rộng nhanh trong vùng theo cùng bếp ăn, nguồn nước… Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, sau những đợt thiên tai lớn (bão,lụt..) và ở những nơi có trình độ kinh tế, vệ sinh, xã hội thấp kém, không đủ nước sạch cung cấp, xử lý phân, rác chưa tốt…

b. Bệnh thương hàn (Typhoid fever): là bệnh nhiễm trùng toàn thân do Salmonella typhi hoặc Salmonella patatyphiA, B, C gây ra. Bệnh lây qua đường tiêu hoá, có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, quan trọng hơn cả là biến chứng xuất huyết tiêu hoá và thủng ruột.

Vi khuẩn thương hàn lây qua đường tiêu hoá. Đa số các trường hợp mắc phải là do ăn, uống phải thực phẩm, đồ uống nhiễm phân người bệnh và người mang vi trùng, nước sinh hoạt bị nhiễm phân có vi khuẩn thương hàn không được nấu chín, hoặc do ăn phải thức ăn tươi sống được rửa bằng nguồn nước đã bị nhiễm khuẩn thương hàn.

c. Bệnh lỵ trực khuẩn (Shigellosis): Là một viêm đại tràng cấp tính gây bởi vi khuẩn Shigella.

Bệnh lây theo đường tiêu hoá, theo cơ chế từ người sang người hoặc từ bàn tay bẩn nhiễm khuẩn lây gián tiếp chủ yếu qua nước uống, thức ăn. Ở nước ta, nước uống là trung gian truyền lỵ hàng đầu, nhất là vùng nhân dân ít dùng nước sôi, vùng nông thôn thường uống nước lã bị ô nhiễmkhông đảm bảo vệ sinh, không đúng qui cách…

d. Bệnh do nguyên sinh động vật (Rhizopoda): Trong số nhiều loài nguyên sinh động vật gây bệnh cho người gồm có:

+ Bệnh kiết lỵ Amib: Gây ra do Etamoeba histolytica. Tổn thương bệnh lý xảy ra chủ yếu ở đại tràng (bệnh lỵ amib) và có thể ngoài đại tràng ( bệnh amib ở gan, phổi, não, da… )

Kén amib nhiễm vào người qua đường tiêu hoá, bằng nhiều cách: qua rau sống, nước lã, thức ăn có kén amib…

+ Bệnh do Giardia intestinalis và Balantidium coli: gây rối loạn nghiêm trọng đường ruột. Chúng được đào thải theo phân ở dạng kén bền vững. Kén này có thể tồn tại trong nước từ 2 đến 3 tuần, bền vững với các tác nhân khử khuẩn thông thường, ngược lại chúng bị cản trở bởi quá trình lọc nước bằng cát. Muốn tiêu diệt kén phải dùng lượng clo 5mg/l trong 1h hoặc đun nóng trên 60ˆ­­C.

II. Bệnh giun sán:

– Bệnh do giun đũa, giun tóc, giun kim lây truyền qua nước. Do phân nhiễm vào nước gặp điều kiện thuận lợi thì nhiễm qua người.

– Ngoài các bệnh trên thì bệnh ỉa chảy cấp là hội chứng lâm sàng của nhiều căn nguyên khác nhau liên quan tới ỉa chảy nhiều lần ra phân nhão hoặc nước kèm theo nôn và sốt.

– Đó là triệu chứng của nhiều loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng đường ruột.

– Có những bệnh ỉa chảy đặc biệt như tả, lỵ trực khuẩn, nhiễm trùng salmonella, do Escherichia coli, nhiễm trùng do yersinia, Giardia, Campylobacter, Cryptosporidum và các virus gây bệnh đường ruột đã mô tả trên.

– Bệnh ỉa chảy có thể phối hợp với các bệnh nhiễm trùng khác như sốt rét sởi.

– Bệnh ỉa chảy do E.Coli thường gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn hoặc có thể truyền qua nước do uống nước không được khử trùng bằng clo…

Hậu quả do nhiễm bệnh từ nước uống ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường cộng đồng. Vì vậy công tác xử lý và khử trùng nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các nhà máy nước, điều này góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa các vi sinh vật xâm nhập vào nguồn nước, hạn chế tối đa các bệnh lây truyền qua nguồn nước.

Nguồn: baohoabinh

Bài viết liên quan

  • Bài viết về Máy lọc nước Nano Sky trên báo 24h “Máy lọc nước Nanosky: Hàng Việt vì người Việt”.
  • Bài viết về máy lọc nước Nano Sky trên Vnexpress.net “Biến nước sông Tô Lịch thành nước uống”
  • Uống nước thế nào có lợi cho sức khỏe?
  • Dùng nước tinh khiết lâu dài có thể mắc các bệnh thiếu vi chất
  • Nước tinh khiết có hại cho sức khỏe
  • Lạm dụng nước tinh khiết không tốt cho sức khỏe
  • Chất khoáng và sức khỏe
  • Công dụng của khoáng chất với con người
  • 40.000 người dân được tiếp cận với nước sạch
  • Cách nhận biết nước dùng bị nhiễm Asen
Filed Under: Thông tin nước và sức khỏe Tagged With: nuoc o nhiem, nước sinh hoạt, nước thải, ve sinh moi truong, xử lý nước thải

Video Clip

Tin mới nhất

  • Bài viết về Máy lọc nước Nano Sky trên báo 24h “Máy lọc nước Nanosky: Hàng Việt vì người Việt”.
  • Bài viết về Máy lọc nước Nano Sky trên báo Vietnamnet “Thực hư chuyện lọc nước sông Tô Lịch… để uống”
  • Bài viết về máy lọc nước Nano Sky trên Vnexpress.net “Biến nước sông Tô Lịch thành nước uống”
  • Uống nước thế nào có lợi cho sức khỏe?
  • Dùng nước tinh khiết lâu dài có thể mắc các bệnh thiếu vi chất

Return to top of page

Copyright © 2022 Genesis Framework · WordPress · Log in