• Trang chủ
  • Tin tức
  • Công Nghệ
    • Công nghệ hấp phụ chọn lọc
    • Công nghệ xử lý Amoni và các chất hữu cơ
    • Công nghệ diệt khuẩn bằng Nano bạc
  • Hướng dẫn lắp đặt
  • Thư viện ảnh
  • Chứng nhận

may loc nuoc nano, máy lọc nước nano, may loc nuoc nano sky

may loc nuoc nano

You are here: Home / Thông tin nước và sức khỏe / Cung cấp nước sạch cho Hà Nội, TPHCM

Cung cấp nước sạch cho Hà Nội, TPHCM

June 26, 2012 by May loc nuoc nano

Trước tình hình ô nhiễm nước đầu nguồn ngày càng nghiêm trọng (như phản ánh trên trang Môi trường hôm ôqua), đã có những đề xuất thay nguồn nước cho TP.HCM, trong đó đáng lưu ý là việc lấy nước thẳng từ hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh).

 

Sơ đồ đường ống dẫn nước cho TPHCMTương tự TP.HCM, tại Hà Nội hiện có 12 nhà máy sản xuất nước sạch do công ty quản lý, chủ yếu khai thác từ nguồn nước ngầm (trên 500.000m3/ngày) ở độ sâu 60-80m qua các bãi giếng.

Sau đó tiến hành đo, phân tích tại 12 nhà máy theo hai giai đoạn, giai đoạn 1 ngay khi khai thác nước ngầm lên và giai đoạn 2 là nguồn nước đã qua công nghệ xử lý. Nguồn nước ngầm khai thác bước đầu phải được làm thoáng bằng cách cho tiếp xúc trao đổi oxy rồi đưa qua bể lắng kết hợp với hóa chất xử lý các chất như sắt, mangan và các chất cặn khác. Bước tiếp theo là đưa nước qua bể lọc để hấp thu mangan và asen nếu có, xử lý các chất cặn đã kết tủa ở giai đoạn lắng. Cuối cùng mới đưa về bể chứa để khử trùng trước khi cấp vào đường mạng chung của toàn TP.

TS Nguyễn Hồng Bỉnh, nguyên giám đốc Sở Thủy lợi TP.HCM, là một trong những người tiên phong đề xuất nên lấy nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng thay thế khi nước sông Sài Gòn không còn đảm bảo. Vì nước hồ Dầu Tiếng được cái lợi là nguồn nước an toàn, rất ít ô nhiễm, đã được lắng một lần nên chi phí hóa chất để xử lý sẽ giảm đáng kể.

Lấy nước từ Dầu Tiếng an toàn hơn

Theo thống kê của Nhà máy nước Tân Hiệp, chỉ tính riêng hàm lượng clo dùng để xử lý nước trong năm 2008 là 846,5 tấn (sáu tháng đầu năm 2009 là 446,8 tấn). Như vậy trong năm 2008 Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) phải tốn khoảng 9,3 tỉ đồng mua clo xử lý nước . Vào thời điểm ô nhiễm, lượng hóa chất có thể tăng gấp đôi. Đó là chưa kể Sawaco phải trả nhiều tỉ đồng hằng năm để Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng xả nước đẩy mặn và phải mua nhiều hóa chất khác để xử lý nước .

Đề xuất của tiến sĩ Bỉnh đã được UBND TP.HCM đồng ý về chủ trương cho xây dựng một nhà máy xử lý nước công suất 1.020.000m3/ngày (giai đoạn 1 là 600.000m3/ngày), lấy nước từ kênh Chính Đông (xả từ hồ Dầu Tiếng), xử lý và bán sỉ lại cho Nhà máy Tân Hiệp rồi hòa vào mạng lưới cấp nước TP. Theo Công ty cổ phần Cấp nước Sài Gòn Dầu Tiếng – chủ đầu tư dự án trên, dự án đang gửi Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt.

Theo đó, Công ty Sài Gòn Dầu Tiếng đề xuất đầu tư đường ống dài khoảng 60km (ống đôi, phi 2.000) dẫn nước trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng, một trạm bơm tăng áp và một nhà máy xử lý nước công suất 1,2 triệu m3/ngày. Tổng vốn đầu tư dự án lên đến 7.500 tỉ đồng. Trong đó giai đoạn 1 của dự án có công suất 300.000m3/ngày và nhà máy xử lý có thể sẽ được xây dựng trong khuôn viên Nhà máy Tân Hiệp hiện tại, có vốn đầu tư 1.600 tỉ đồng.

Theo lãnh đạo Công ty Sài Gòn Dầu Tiếng, dự án này sẽ cung cấp nguồn nước sạch, an toàn không chỉ cho Nhà máy Tân Hiệp mà còn cho Nhà máy nước Kênh Đông (công suất 200.000m3/ngày) và các nhà máy nước sông Sài Gòn giai đoạn 2, giai đoạn 3, khi nước sông Sài Gòn không đảm bảo.

Nếu dự án được phê duyệt và thực hiện đúng tiến độ thì nhiều khả năng trạm bơm Hòa Phú (bơm nước từ sông Sài Gòn cho Tân Hiệp) trong tương lai sẽ là trạm bơm dự phòng. Các dự án nhà máy nước sông Sài Gòn giai đoạn 2, 3 cũng sẽ không lấy nước từ sông Sài Gòn nữa mà chuyển sang sử dụng nước từ hồ Dầu Tiếng.

Nguồn cấp nước bị ô nhiễm

Không chỉ Dầu Tiếng mà cả Trị An

Một phó tổng giám đốc Sawaco nhận định về lâu dài việc lấy nước từ hồ Dầu Tiếng để phục vụ nhu cầu cấp nước của TP.HCM là đúng. Nhưng vấn đề này phải được nghiên cứu kỹ càng, phải cân nhắc tính khả thi của dự án. Hiện tại sử dụng nguồn nước từ sông Sài Gòn vẫn hiệu quả kinh tế hơn so với việc sử dụng nước hồ Dầu Tiếng. Thạc sĩ Hồ Long Phi (giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cho rằng vì vấn đề an toàn nguồn nước là ưu tiên hàng đầu nên dù chi phí cao cũng nên thực hiện, vấn đề thời điểm nào xây dựng sẽ hợp lý.

Theo TS Nguyễn Hồng Bỉnh, tình trạng ô nhiễm trên sông Sài Gòn, Đồng Nai diễn ra nhanh hơn dự báo. Do đó, các cơ quan chức năng không chỉ triển khai các công trình lấy nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng mà nên nghiên cứu sử dụng nước từ hồ Trị An phục vụ nhu cầu cấp nước của cả khu vực miền Đông và Tây Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An.

Súc xả nước trên đường Hoàng Văn Thụ

Hà Nội đã lấy nước từ sông Đà cách 47km

Hiện nay ngoài nước ngầm, Hà Nội đã có thêm nguồn nước sạch thứ hai được cấp từ Nhà máy nước sạch Sông Đà. Theo UBND TP Hà Nội, hiện các khu vực tây nam TP Hà Nội đang được cung cấp nước sạch từ nguồn nước này, bao gồm khoảng 50.000 hộ dân thuộc toàn bộ khu vực quận Thanh Xuân, một phần quận Hoàng Mai, một phần huyện Từ Liêm.

Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) – đơn vị trực tiếp tiếp nhận nguồn nước từ Nhà máy nước sạch Sông Đà và bán tới các hộ dân tại những khu vực kể trên – cho biết việc đưa nước sạch từ sông Đà qua hệ thống ống dẫn dài 47km về Hà Nội đã được triển khai từ tháng 3-2009.

Trong khi đó, theo một phó giáo sư của Viện Hóa học (Viện Khoa học – công nghệ VN), trong số 12 nhà máy đang cấp nước cho các khu vực nội thành Hà Nội có ít nhất ba nhà máy tại khu vực phía nam gồm Hạ Đình, Pháp Vân, Tương Mai đang gặp vấn đề với amoni. Nhưng các giải pháp đang được áp dụng không thể khử hết được amoni. “Cách tốt nhất là không khai thác nguồn nước đó nữa, chuyển sang tìm nguồn nước khác không có amoni để khai thác”- vị phó giáo sư này khẳng định.

Theo: Tuổi Trẻ

Bài viết liên quan

  • Bài viết về Máy lọc nước Nano Sky trên báo 24h “Máy lọc nước Nanosky: Hàng Việt vì người Việt”.
  • Bài viết về máy lọc nước Nano Sky trên Vnexpress.net “Biến nước sông Tô Lịch thành nước uống”
  • Uống nước thế nào có lợi cho sức khỏe?
  • Dùng nước tinh khiết lâu dài có thể mắc các bệnh thiếu vi chất
  • Nước tinh khiết có hại cho sức khỏe
  • Lạm dụng nước tinh khiết không tốt cho sức khỏe
  • Chất khoáng và sức khỏe
  • Công dụng của khoáng chất với con người
  • 40.000 người dân được tiếp cận với nước sạch
  • Cách nhận biết nước dùng bị nhiễm Asen
Filed Under: Thông tin nước và sức khỏe Tagged With: khai thác nước ngầm, nhà máy nước sạch, nước sông đà, nước sông sài gòn, ô nhiễm nước

Video Clip

Tin mới nhất

  • Bài viết về Máy lọc nước Nano Sky trên báo 24h “Máy lọc nước Nanosky: Hàng Việt vì người Việt”.
  • Bài viết về Máy lọc nước Nano Sky trên báo Vietnamnet “Thực hư chuyện lọc nước sông Tô Lịch… để uống”
  • Bài viết về máy lọc nước Nano Sky trên Vnexpress.net “Biến nước sông Tô Lịch thành nước uống”
  • Uống nước thế nào có lợi cho sức khỏe?
  • Dùng nước tinh khiết lâu dài có thể mắc các bệnh thiếu vi chất

Return to top of page

Copyright © 2022 Genesis Framework · WordPress · Log in